Cách Mà Những Câu Chuyện Gia Đình Định Hình Danh Tính của Chúng Ta

Người cha và hai đứa con trai của mình mỉm cười khi nhìn nhau.

Tại sao những câu chuyện gia đình lại quan trọng? Chúng có tác động trực tiếp đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân, khả năng thành công và thậm chí cả mức độ kiên cường của chúng ta.

“Để cha kể cho con nghe một câu chuyện hồi cha ở độ tuổi con.” Có bao nhiêu người trong chúng ta nhớ đã nghe điều này từ cha mẹ mình trước khi đi ngủ khi chúng ta còn nhỏ? Có bao nhiêu người trong chúng ta đã nói như vậy với con cháu mình? Ngoài thời gian gắn kết quý báu bên nhau mà việc chia sẻ những câu chuyện gia đình có thể mang lại cho mối quan hệ của bạn, các chuyên gia và nhà nghiên cứu đã khám phá ra một loạt các lợi ích khác nữa, cho cả người nghe lẫn người kể chuyện.

Hai chị em đang nhìn vào chiếc máy tính bảng kỹ thuật số

Thiết Lập Danh Tính Cốt Lõi của Chúng Ta

Những câu chuyện gia đình tác động trực tiếp đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân vì chúng cho chúng ta biết về nguồn gốc của mình và mối quan hệ của chúng ta với gia đình mình ra sao. Hãy nghĩ về mỗi câu chuyện gia đình giống như một sợi chỉ đơn lẻ trong một tấm thảm được dệt cùng những họa tiết, màu sắc và thiết kế đẹp đẽ, phức tạp. Giống như tấm thảm, chúng ta là sự kết hợp giữa văn hóa, lịch sử và truyền thống mà chúng ta thừa hưởng từ gia đình mình.

Robyn Fivush, nhà nghiên cứu về câu chuyện gia đình, phát hiện ra rằng việc chia sẻ những câu chuyện gia đình góp phần vào ý thức về bản thân đang hình thành của trẻ em, vừa với tư cách là một cá nhân vừa là thành viên của một gia đình đoàn kết. Thanh thiếu niên có thể kể lại các chi tiết cụ thể và chi tiết của những câu chuyện gia đình sẽ tự tin và có khả năng kiên cường cao hơn. Những câu chuyện về gia đình cho chúng ta cảm giác được thuộc vào và tạo ra danh tính cốt lõi mà có thể là một nguồn động lực mạnh mẽ.

Củng Cố Đức Tin nơi Bản Thân Mình

Người cha đang đọc thánh thư cùng con trai mình

Việc chia sẻ những câu chuyện gia đình giúp chúng ta đánh giá hành động của người khác và tìm được ý nghĩa từ quá khứ. Khi đối phó với thử thách, chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh trong những câu chuyện của họ hàng thân quyến mà cũng đã gặp khó khăn với những thử thách và trở ngại tương tự và rồi sau đó đã có thể vượt qua được.

Trong bài phát biểu chính của mình tại RootsTech năm 2016, David Isay, người sáng lập và là chủ tịch của StoryCorps, đã chia sẻ một đoạn ghi âm của một người đàn ông tên là Lynn Weaver kể cho con gái mình nghe một câu chuyện về cha của anh ta là Ted Weaver, người đã làm công việc quét dọn và lái xe để chu cấp cho gia đình. Một đêm nọ, sau khi vật lộn để giải bài toán đại số, Lynn bỏ dở bài tập và đi ngủ. Ted đánh thức Lynn dậy lúc 4 giờ sáng, vì anh đã thức cả đêm để đọc sách đại số và học các khái niệm để anh có thể dạy cho con trai mình. Lynn, người sau này trở thành một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng, về sau nói với con gái mình: “Cho đến ngày nay, cha vẫn sống cuộc sống của mình để cố gắng bằng được một nửa ông nội của con.”

Những câu chuyện về sự kiên trì và tính kiên cường như câu chuyện này giúp chúng ta nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình. Việc biết rằng các thế hệ đi trước chúng ta đã vượt qua những khó khăn gian khổ mang đến cho chúng ta đức tin và hy vọng rằng chúng ta cũng sẽ làm được như vậy.

Tăng Sự Đồng Cảm

Việc nghe những câu chuyện về gia đình chúng ta và biết được những nỗi khó khăn mà họ gặp phải giúp chúng ta phát triển sự thấu hiểu, lòng trắc ẩn và sự đồng cảm đối với họ. Isay nói: “Sức mạnh của những câu chuyện chân thực, của những câu chuyện được kể từ tận đáy lòng . . . sức mạnh để xây dựng cầu nối giữa mọi người, những nhịp cầu thấu hiểu, thật là vô hạn.”

Khi chúng ta nghe các câu chuyện kể về những người trong gia đình đã qua đời, chúng ta thường học được rằng mình cũng đang đi trên những con đường tương tự. Chúng ta nhận thấy mình cũng có những kinh nghiệm và cảm nhận tương tự như họ. “Bạn sẽ đi theo bước chân của người đó và nhận thấy mình và người đó cũng có những điểm giống nhau,” Isay nói. Chúng ta càng đọc và nghe, chúng ta càng thấy rằng chúng ta giống nhau hơn là khác nhau. Những câu chuyện được chia sẻ hướng lòng chúng ta tới cha, mẹ và tổ tiên của mình.

Làm Chứng về Lẽ Thật

Các câu chuyện của gia đình minh chứng cho trải nghiệm cá nhân và văn hóa lịch sử. Các thư từ, nhật ký, lời tường thuật, hình ảnh và video kết hợp kể câu chuyện của chúng ta đều minh chứng cho các lẽ thật đơn giản. Chúng phản ảnh những khoảnh khắc thực tế về các thành viên trong gia đình chúng ta và kinh nghiệm sống của họ, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về con người thực sự của họ.

Cặp vợ chồng cùng con trai đang xem cuốn album gia đình

Trong một thế giới mà lẽ thật có thể khó phân biệt, thì việc có được những nguồn này để chúng ta biết rằng mình có thể tin cậy lại càng trở nên quan trọng hơn. “Chúng ta bị bao quanh bởi quá nhiều điều vô nghĩa, và bạn không rõ đâu là thông tin thật và đâu là quảng cáo. Nhưng những câu chuyện bạn sưu tầm, những câu chuyện của gia đình chúng ta, chính là những câu chuyện đích thực,” Isay nói. Việc chia sẻ những kinh nghiệm của bạn mang đến một tiếng nói đích thực khác vào thế giới và làm chứng cho gia đình và những người thân yêu của bạn về các lẽ thật mà bạn đã học được trong suốt cuộc đời mình.

Bạn Có Thể Làm Gì?

Vậy bạn có thể làm gì để mang đến những lợi ích này và nhiều lợi ích khác cho chính gia đình của bạn? Isay nói: “Lắng nghe là một hành động yêu thương. Một nơi mà hai người nói chuyện và đặt ra những câu hỏi mà họ luôn muốn hỏi là khoảng thời gian thiêng liêng.” Nếu bạn muốn có một gia đình hạnh phúc hơn, kiên cường hơn, hãy tạo ra những khoảng thời gian thiêng liêng đó và kể những câu chuyện của bạn.

  • Bạn có thể bắt đầu từ bây giờ.
  • Nói chuyện với con cái của bạn về những truyền thống mà bạn đã có khi lớn lên.
  • Kể những câu chuyện về gia đình và văn hóa của bạn. Kể về những thử thách thành công.

Hành động đơn giản đó có thể gia tăng khả năng gia đình bạn sẽ phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế hệ tương lai.

Thông Tin về Tác Giả